3 câu chuyện cảm động đang 'gây bão' mạng xã hội
Theo kế hoạch, phương án bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch sẽ bắt đầu vào tháng 9.2025. Hà Nội đang triển khai dự án cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của lưu vực sông Tô Lịch, tả ngạn sông Nhuệ và lưu vực sông Lừ bằng đầu tư phát triển hệ thống thoát nước để thu gom và xử lý lượng nước thải do hoạt động của con người sinh ra nhằm nâng cao khả năng phát triển bền vững cho thủ đô.Lý do các siêu mẫu vắng bóng tại tuần lễ thời trang Thu Đông 2023
Phim Mẹ biển tập 3 có những nội dung cho thấy vợ chồng Huệ - Kiểng thường xuyên cãi nhau bởi Huệ không hài lòng với cuộc sống nghèo khổ ở làng chài. Cô muốn đổi đời bằng việc lên thành phố kiếm việc làm. Trong khi Kiểng sống chết vẫn muốn duy trì nghề đi biển.Trong vài diễn biến khác của tập 3, có thể thấy dù Hai Thơ đã kết hôn với Đại nhưng Ba Sịa vẫn dòm ngó, quan tâm cô. Trong khi Hai Thơ không muốn chồng hiểu lầm rồi ghen tuông nên tìm mọi cách tránh né Ba Sịa khi giáp mặt.Phim Mẹ biển tập 3 còn có cảnh bà Hậu hốt hoảng vì đoán con trai đang trốn trên chiếc thuyền chuẩn bị ra khơi của ông Mành và mấy chú trong xóm nên đã chạy đi tìm Biển. Ai ngờ cậu bé trốn trên đó thật vì Biển muốn đi biển cùng ba mình. Bà Hậu kéo cậu con trai về và tuyệt đối ngăn cấm.Phim Mẹ biển tập 4 lúc 21 giờ tối nay 20.3 trên VTV1 hé lộ tiếp những tình tiết cho thấy trong xóm chài có đám giỗ nên Kiểng đi dự với vài người đàn ông trong xóm. Trong khi Huệ đi làm móng rồi ngồi tám chuyện…Một cảnh khác trong tập phim tối nay khá căng thẳng là con gái của vợ chồng Kiểng dạo chơi ngoài biển với con trai của bà Hậu nhưng đột nhiên mất tích. Biển hốt hoảng chạy đi tìm ông Mành và Kiểng để báo tin.Phim Mẹ biển tập 4: Bé Lụa có bị sóng cuốn trôi?
Chelsea - M.U: Đua đến sự… tầm thường
Chị An sinh ra tại TT.Hai Riêng, địa bàn có đồng bào thuộc 20 dân tộc thiểu số sinh sống. Điều kiện của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng giáp ranh với các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai. Từ nhỏ, chị chứng kiến những người bạn của mình phải bỏ dở việc học vì điều kiện gia đình. Thấu hiểu và đồng cảm với những thiệt thòi mà trẻ em vùng cao đang đối mặt, ngay từ khi còn học phổ thông, chị đã nuôi ước mơ thành lập nhóm thiện nguyện để chăm lo cho các em.Để thực hiện ước mơ, chị An chọn học chuyên ngành công tác xã hội. Sau khi tốt nghiệp ĐH năm 2014, chị cùng các bạn tại TT.Hai Riêng thành lập CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng với 15 thành viên, bắt đầu hành trình sống hết mình vì trẻ em đồng bào thiểu số.Hơn 10 năm cùng CLB Hoa Xương Rồng rong ruổi khắp các bản làng ở H.Sông Hinh thực hiện chương trình thiện nguyện, chị An nhìn nhận được nhiều thứ. "Khi nhìn những mảnh đời đau thương ngoài kia, tôi thấy bản thân mình quá may mắn. Nhất là với những trẻ em người đồng bào thiểu số, vùng sâu, vùng xa, con chữ đối với các em quả thật rất khó khăn. Mùa đông là một cực hình khi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc", chị chia sẻ.Để chủ động kinh phí hoạt động, các thành viên trong CLB cùng nhau đi nhặt, xin ve chai để bán lấy tiền xây dựng quỹ. Đến những dịp lễ tết, cả nhóm lại cùng nhau bán nước, bán hoa để gây quỹ.Suốt 10 năm qua, dấu chân của những thành viên CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng in trên khắp bản làng của 11 xã, thị trấn tại H.Sông Hinh, thực hiện các chương trình như: Nấu ăn cho em, tặng quà dịp Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, tổ chức các hoạt động mùa hè, cắt tóc miễn phí..."Càng đi nhiều, chúng mình càng thấy còn quá nhiều mảnh đời khó khăn. Những hoạt động, chương trình mà câu lạc bộ tổ chức chỉ giải quyết vấn đề cấp thời, chưa chăm lo được đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các em về lâu, về dài. Đó là nỗi trăn trở lớn nhất của các thành viên trong câu lạc bộ", chị An nói.Chị An cũng cho biết bản thân và các bạn trong CLB còn rất nhiều trăn trở với hoạt động thiện nguyện. Ước mơ lớn nhất của chị là thực hiện dự án nuôi em để chăm lo đời sống tinh thần lẫn vật chất cho trẻ vùng cao một cách bền vững, lâu dài.Theo anh Hồ Vĩnh Hưng, Bí thư Huyện đoàn Sông Hinh, các hoạt động của chị An và CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng đã phát huy truyền thống tương thân tương ái, thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ đối với cộng đồng, xã hội."Suốt 10 năm qua, chị An và CLB thiện nguyện đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực vì trẻ em đồng bào tại H.Sông Hinh. Làm hoạt động bằng tất cả nhiệt huyết, sự tận tâm của mình, chị An đã được Tỉnh đoàn Phú Yên tuyên dương gương người tốt, việc tốt năm 2020", anh Hưng cho biết.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Thương mại điện tử là động lực thúc đẩy nền kinh tế số
Chiều 18.2 tại Malaysia, Huawei chính thức giới thiệu chiếc smartphone gập 3 màn hình Mate XT phiên bản Ultimate Design tới thị trường toàn cầu. Trước đó, hãng công nghệ này đã mở bán chiếc Mate XT ở thị trường nội địa từ cuối năm 2024.Chiếc điện thoại gập ba vừa ra mắt sở hữu cấu hình cao, có nhiều sáng tạo công nghệ mới, đồng thời thiết lập những kỷ lục khi trở thành chiếc điện thoại gập mỏng nhất (3,6 mm) và có màn hình gập lớn nhất (10,2 inch, khoảng 26 cm) khi mở.Máy được trang bị hệ thống Hinge chuẩn xác (công nghệ bản lề) cùng mặt kính siêu mỏng kích thước 322 cm², đánh dấu bước đột phá mới về độ bền và hiện là thiết bị đầu tiên hỗ trợ gập màn hình cả hướng vào trong lẫn ra ngoài. Nhờ đó, sản phẩm tạo ra được trải nghiệm mới mẻ về mặt hiển thị, cho phép người dùng lướt web theo cả chiều ngang và chiều dọc trên màn hình lớn 10,2 inch, hoặc trải nghiệm chia cửa sổ trên điện thoại hiệu quả.Ngoài điểm nhấn màn hình, thiết bị còn được trang bị khả năng chụp hình cao cấp với camera Ultra Aperture XMAGE, cho phép chụp ảnh sắc nét và chuyên nghiệp nhờ khẩu độ vật lý có 10 mức tùy chỉnh.Tại sự kiện, ông Andreas Zimmer, Giám đốc sản phẩm Huawei cho biết từ một ý tưởng "táo bạo, vượt qua khuôn khổ của những suy nghĩ thông thường", đội ngũ phát triển đã biến ý tưởng thành hiện thực để tạo nên cuộc chơi mới trong lĩnh vực di động. Huawei Mate XT Ultimate Design có giá 3.499 euro (tương đương 93,5 triệu đồng), một cấu hình RAM 16 GB, bộ nhớ trong 1 TB và có 2 lựa chọn màu sắc là đỏ hoặc đen. Tuy mở bán ở quốc tế, thiết bị này sẽ không có mặt trên kệ hàng chính hãng tại Việt Nam.Bên cạnh màn ra mắt mẫu flagship gập 3 màn hình, Huawei cũng giới thiệu máy tính bảng MatePad Pro 13,2 inch, tai nghe móc đầu tiên của thương hiệu này tên FreeArc và vòng đeo tay thông minh Band 10.Trong đó, MatePad Pro 13,2 inch mới kế thừa khả năng xử lý tác vụ văn phòng tương tự PC như thế hệ trước, trang bị màn hình công nghệ Flexible OLED PaperMatte Display và có sẵn bộ ứng dụng văn phòng WPS chuẩn PC. Máy mới còn tích hợp các ứng dụng chuyên nghiệp, độc quyền của hãng như Notes và GoPaint, sạc nhanh SuperCharge, chỉ cần 65 phút để sạc đầy.